Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Có thể nuôi giun quế bằng phân heo không? - kimgiatrang.com

Có thể nuôi giun quế bằng phân heo không? - kimgiatrang.com. Chia sẻ kỹ thuật nuôi trùn quế bằng phân heo vẫn đạt năng suất rất tốt.




Giun quế là tên gọi phổ biến ở miền bắc, còn ở miền nam hay gọi là trùn quế, chúng là một loại trùn đất nhưng không giống những con giun đất mà bạn nhìn thấy, bởi số lượng chúng sống trong tự nhiên rất ít và chỉ những nơi có chất thải hữu cơ hoại mục mới có.
Giun quế được nhân giống ở nhiều nước sử dụng vào mục đích xử lý chất thải hữu cơ nông nghiệp, có thể nuôi bằng phân bò, trâu, heo,... đều được tuy nhiên mỗi loại sẽ có thời gian ủ khác nhau.
co-the-nuoi-giun-que-bang-phan-heo-khong-kimgiatrang-com


Sau đây là cách cho giun quế ăn phân heo:
Phân heo tươi cũng cho giun quế ăn nhưng quá trình cho ăn lâu ngày sẽ làm sinh nhiều khí độc nên tạo môi trường không thuật lợi cho trùn phát triển. Do đó, nếu sử dụng phân heo tươi bà con cần độn thêm rơm rạ khô để tạo độ xốp cho trùn sinh sản và sinh sống và rơm rạ khô sẽ hút được nhiều khí độc như NH3 và H2S làm môi trường thông thoáng hơn .
co-the-nuoi-giun-que-bang-phan-heo-khong-kimgiatrang-com-1
Dịch chảy ra từ ô nuôi, thùng nuôi chính là dịch trùn quế, bà con nên tận dụng dung dịch này vì rất tốt để trồng rau màu và hoa kiểng.
Phân heo đã ủ với rơm rạ  hay lục bình và thân cây chuối xoay nhiễn ủ trong thời gian 15 ngày thì sẽ tốt cho trùn ăn và tăng trưởng rất nhanh lúc đó độc tố phân heo không còn nữa .
Phân heo có nhiều hàm lượng dinh dưỡng, khoáng và đạm tốt cho trùn, chi phí không tốn tiền mua bằng phân bò. Nhưng có lưu ý bạn cần để ý: Phân heo chứa nhiều dinh dưỡng nên sinh ra rất nhiều khí H2S và NH3 gây mùi hôi thối gây ngộ độc cho trùn khi ăn và con người lúc cho trùn ăn, phân heo không được coi trọng như phân bò nên thường thải trực tiếp ra môi trường. Và đặc biệt phân heo chứa nhiều đạm nhưng thiếu chất xơ, mà trùn quế muốn phát triển được thì sử dụng nhiều chất xơ để sinh sản và cư trú nên bạn cần bổ sung thêm rơm rạ hoại mục, rau củ quả ủ hoại bổ sung.

Nếu có nhu cầu mua phan trun que, dịch trùn quế hoặc trùn quế giống tại HN và miền bắc có thể liên hệ trang trại nuôi giun quế KIM GIA TRANG:
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bạn có thể nuôi giun quế ở đâu? - kimgiatrang.com

Bạn có thể nuôi giun quế ở đâu? - kimgiatrang.com. Các phương thức mô hình nuôi giun quế mà bạn có thể lựa chọn để phù hợp với địa phương của mình.

Nuôi giun quế sau khâu lựa chọn giống bạn còn nên quan tâm đến nơi nuôi và mô hình nuôi của mình, với các phương thức nuôi giun quế sau, bạn có thể lựa chọn cho vật nuôi của mình mô hình phù hợp nhất. Mỗi mô hình sẽ phù hợp với quy mô vừa hay nhỏ hoặc địa hình tại nơi ở của bạn.
Nuôi giun quế trong hố, luống đất:
Chọn nơi cao ráo, đào hố nuôi sâu 0,4 – 0,5 m, rộng 1 – 1,2 m, dài 2, 3, 4
m tùy yêu cầu. Xung quanh hố có rãnh thoát nước. Cũng có thể nuôi giun
theo kiểu đắp luống trên mặt đất. Luống nuôi cao 0,3 – 0,4 m, rộng 1 m, dài
từ 2 – 4 m nền láng xi măng hoặc lát gạch. Xung quanh luống quây ván,
thân cây chuối, bao bì đựng thức ăn, xếp gạch, xây bằng gạch để ngăn phân
nuôi không tràn ra ngoài. Nên xây 1 bể vuông có kích thước 60x60x60cm
để ngâm và hòa thức ăn cho giun. Trong điều kiện chưa có vốn, chúng ta có
thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Trên luống có mái che, mái cách mặt
luống khoảng 1 m. Luống nuôi giun rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt
bằng.
ban-co-the-nuoi-giun-que-o-dau-kimgiatrangcom


Chú ý: Dù nuôi với mô hình nào bà con mới bắt tay vào nuôi đều nên mua giống dạng sinh khối giun quế để dễ thích nghi và phát triển thấy kết quả sớm.
Nuôi giun quế trong thùng, hộp:
Nếu nuôi giun vào mục đích lấy giun nhằm tăng thành phần dinh dưỡng
trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản hoặc xử lý rác thải
nhà bếp, thì việc làm chuồng cũng hết sức đơn giản. Có thể tận dụng
những vật có sẵn để nuôi như: chum, chậu, thùng phuy, can nhựa, xô nhựa,
những bể nước không còn sử dụng v.v… Cũng có thể đóng thùng nuôi
giun gồm nhiều tầng chồng lên nhau. Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo
điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có
kích thước phù hợp. Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức
ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn. Nước trong thức
ăn khi lắng xuống phải có chỗ thoát, để phần thức ăn bên dưới không quá
ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín, không cho giun bò ra ngoài,
bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng làm bằng gỗ hoặc nhựa.
Trong điều kiện chật hẹp người ta sử dụng hộp nuôi giun. Hộp nuôi
giun có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước
đường kính khoảng 5 mm và được lót dưới chất dẻo ngăn không cho giun
bò ra ngoài. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi
trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khoảng 5 cm, để khi chồng lên nhau
vẫn có kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu 
để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống hay còn gọi là dịch trùn quế cực tốt để làm phân bón lá hữu cơ cho mọi loại cây trồng. Nếu quy mô lớn hơn ta có thể
làm chuồng bằng tấm bạt nilon. Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ,
có thể làm những thùng nuôi vuông 70 x 70 cm và cao 45 cm. Với kích
thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng
lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng
Nuôi trong chuồng có ngăn bể xây:
Nếu nuôi giun qui mô lớn nhằm kinh doanh thì nên xây chuồng. Có thể
làm lán mái riêng để che mưa, che nắng hoặc tận dụng gian nhà sẵn có để
làm chuồng. Tùy theo diện tích đất ta có thể xây chuồng dài rộng tùy ý.
Thông thường chuồng xây ngang 1 m 50, cao 0,50 m, dài 2 m trở lên. Có thể
xây các ô liền nhau thành từng dãy dài. Ở hai mặt đối diện mỗi ô nuôi chứa
mỗi bên một cặp lỗ nhỏ để thoát nước. Chuồng nuôi giun được quây bằng
gạch hoặc bằng gỗ ván. Tuỳ theo lượng giun giống ban đầu mà quây ô
chuồng nuôi giun quế rộng, hẹp khác nhau với mức 3 - 4 kg giun giống / m2.
ban-co-the-nuoi-giun-que-o-dau-kimgiatrangcom-1
.
Chiều cao của ô chuồng ban đầu là 30 - 40 cm, sau đó nâng cao dần theo
lượng phân cho vào nhiều lên. Chuồng được che phủ bởi lá dừa, lá cọ, rơm,
rạ là tốt nhất, vì tạo được bóng mát và giữ được độ ẩm cao. Tuy nhiên
chuồng trại phải bảo đảm sự thông thoáng, không khí phải ra vào lưu thông.
Ngoài ra bạn còn thu được phan huu co trùn quế để trồng trọt hoặc nếu mô hình lớn có thể thu hoạch để bán cho các nơi trồng rau sạch hoặc hoa kiểng.
Nếu thắc mắc bạn có thể liên hệ hotline: 0913.005.426 của trang trại nuôi trùn quế giống KIM GIA TRANG - ĐÔNG ANH - HN.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Nuôi giun quế cần đề phòng bệnh gì cho giun - kimgiatrang.com

Nuôi giun quế cần đề phòng bệnh gì cho giun - kimgiatrang.com. Kỹ thuật nuôi giun quế và phòng trừ địch hại để giun quế có năng suất cao.




Cách nuôi giun quế hay kỹ thuật nuôi giun quế như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người mới tìm hiểu và chuẩn bị nuôi giun quế. Sau một thời gian dài tìm hiểu về giun quế, nuôi giun quế và kinh doanh về giun quế, trang trại nuôi giun quế KIM GIA TRANG  tại Đông Anh - HN đã và đang phát triển thêm nhiều mô hình nuôi tại Vĩnh Phúc để tận dụng tối đa nguồn phân thải hữu cơ từ bò thịt và bò sữa cực kỳ tốt.
Giun quế là con vật rất dễ nuôi, dễ hơn tất cả các loại vật nuôi khác mà bạn đã từng nuôi. Chúng ta chỉ cần để ý chút về đặc tính sinh lý của chúng là được.
nuoi-giun-que-can-de-phong-benh-gi-cho-giun-kimgiatrang-com


Đặc tính sinh lý:
Giun quế rất nhạy cảm, nó phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 – 30oC. Ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm 60%-70% giun quế sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Nếu nhiệt độ quá thấp giun sẽ ngừng hoạt động và có thể chết. Hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng. Nhưng chúng lại có thể sống được trong môi trường nước có thổi Oxy. Khi nuôi bà con nên chọn dạng sinh khối giun quế để giun dễ thích nghi và nhìn thấy hiệu quả nhanh nhất.
nuoi-giun-que-can-de-phong-benh-gi-cho-giun-kimgiatrang-com-1
Các bệnh cần phòng khi nuôi giun quế:
1. Bệnh no hơi: Do trùn ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu “chất đạm” như phân bò sữa, heo… làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.
2. Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm trùn chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước. Thu hoạch phan trun que đúng vụ.
3. Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rửa chén… vì trùn sẽ lập tức chết khi tiếp súc.
4. Địch hại: Kiến, chim, cóc, nhái… là những địch hại nguy hiểm nhất của trùn quế. Đối với kiến hãy diệt tận gốc, dùng vật nhọn moi tận gốc của ổ kiến, xịch thuốc và vệ sinh thật sạch khu vực xung quanh trại.
Biết được các bệnh đó của giun, bà con nuôi sẽ biết cách phòng trừ địch hại và giúp vật nuôi của mình khỏe hơn tốt hơn. 
Mọi chi tiết thắc mắc bà con có thể liên hệ để tham khảo trang trại nuôi giun quế KIM GIA TRANG :
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Nuôi giun quế để giúp xử lý các chất thải hữu cơ tại nông thôn

Nuôi giun quế để giúp xử lý các chất thải hữu cơ tại nông thôn. Giun quế là gì và tác dụng xử lý các chất thải hữu cơ từ giun quế như thế nào?



Giun quế hay còn goị là trùn quế đang ngày càng được mở rộng tại nhiều nơi taị các vùng nông thôn, thậm chí các thành phố lớn trong cả nước, vì giun quế là giống vật nuôi dễ nuôi, hầu như ai cũng có thể nuôi được. Thực chất chúng là một loaị giun. Với chi phí thấp để đầu tư chuồng trại và con giống, con giống thì chỉ đầu tư sinh khối giun quế một lần, chuồng trại thì đầu tư không quá kiên cố. Nhưng những lợi ích mà giun quế mang lại làm cho bao nhiêu người mong muốn nuôi để sử dụng. Đặc biệt là khả năng cải taọ các chất thải hữu cơ tại nhiều vùng nông thôn.
nuoi-giun-que-de-giup-xu-ly-cac-chat-thai-huu-co-tai-nong-thon

Vậy khả năng xử lý các chất thải hữu cơ của giun quế như thế nào?
Nuôi trùn quế có thể xử lý chất thải nông nghiệp hay xử lý rác thải gia đình rất tốt, điều mà rất nhiều nơi trên thế giới đang áp dụng để xử lý rác thải để bảo vệ môi trường được trong lành và sạch. Trùn quế có khả năng tiêu thụ một lượng thức ăn bằng với trọng lượng cơ thể mỗi ngày, nếu ta có 1 tấn trùn quế sẽ tiêu thụ được một tấn rác thải mỗi ngày.
Bên cạnh xử lý rác thải, nuôi giun quế còn có thể tạo nguồn dinh dưỡng phan trun que rất dễ hấp thụ cho cây trồng. Chất thải qua ruột trùn quế và đi ra ngoài mang theo những vi sinh vật có lợi để phân giải dinh dưỡng ra ở dạng dễ hấp thụ nhất. Hầu như phân trùn quế là phân bón dễ hấp thụ nhất trong tất cả các loại phân hữu cơ vi sinh. Nuôi trùn quế không chỉ tạo ra nguồn dinh dưỡng cho cây trồng mà còn tạo ra nguồn dinh dưỡng cao cấp cho vật nuôi. Nguồn acid amin cao cấp từ trùn quế sẽ giúp vật nuôi ăn khỏe, lớn nhanh, tăng sức đề kháng và hấp thụ tốt thức ăn khác mà chúng ta cung cấp. Có thể nói trùn quế chứa hầu hết các vitamin và acid amin thiết yếu cho cơ thể sống, nên nếu vật nuôi có thể sử dụng trùn quế sẽ lớn nhanh và tạo chất lượng thịt, trứng, sữa rất tốt.
nuoi-giun-que-de-giup-xu-ly-cac-chat-thai-huu-co-tai-nong-thon-1

Nuôi trùn quế còn tạo ra dung dịch giun quế - là chế phẩm sinh học tự nhiên, có thể dùng để phun cho cây trồng tại nhà để phòng bệnh và cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây, cải tạo đất sau khi trồng rất tốt. Đây là nguồn chế phẩm sinh học miễn phí cho ra mỗi ngày, chỉ cần lọc sạch cặn và pha với nước sạch là có thể sử dụng. Và còn nhiều lợi ích khác từ việc nuôi trùn quế nữa như phục vụ cho nhu cầu câu cá giải trí, thả trong vườn giúp xử lý đất, nuôi cá, nuôi gà,..
Nhiều lợi ích và nhiều đầu ra từ trùn quế, nên những bà con nào đang chăn nuôi và có nhiều nguồn thải hữu cơ nên tận dụng để góp phần bảo vệ môi trương, sức khỏe của chính mình và mục đích chính là giúp cải thiện kinh tế.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Ưu điểm lớn của nuôi trùn quế tại các vùng nông thôn - kimgiatrang.com

Ưu điểm lớn của nuôi trùn quế tại các vùng nông thôn - kimgiatrang.com. Tác dụng của việc nuôi trùn quế đặc biệt đối vơí các hộ chăn nuôi.




Tại nhiều vùng quê các nguôn rác thải hữu cơ hàng ngày là rất lớn, để tận dụng chúng và bảo vệ môi trừơng mà lại có nguồn phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp thì việc nuôi trùn quế là cần thiết và cấp thiết. Những ưu điểm sau sẽ giúp bà con nhận thấy rõ lơị ích như thế nào từ nuôi trùn quế và cần đầu tư để làm gì.
Nuôi trùn quế có ưu điểm là:

– Vốn đầu tư nuôi trùn quế chỉ cần rất ít (nuôi để dùng trong chăn nuôi gia đình chỉ cần vài trăm ngàn đến một vài triệu đồng; Nuôi giun hàng hóa cần vài ba triệu đồng, đến một vài chục triệu đồng); Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn. Mặt bằng nuôi giun có thể tận dụng trong vườn nhà hoặc các bãi nuôi công nghiệp, các chuồng trại cũ bỏ không như chuồng trâu bò, lợn, gà; hoặc làm các lều lán, nhà tạm có mái che; sử dụng các vật dụng đơn giản như chum, chậu, khay gỗ, thùng xốp, thùng nhựa v.v…
uu-diem-lon-cua-nuoi-trun-que-tai-cac-vung-nong-thon-kimgiatrang-com


– Thức ăn để nuôi trùn chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác hữu cơ (rau, củ, hoa, quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ, các loại bã đã ép dầu …), phân trâu, bò, dê, lợn, gà … rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị bệnh, ít rủi ro, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập; Đồng thời nuôi giun tốn ít công chăm sóc. Vì vậy giá thành sản xuất giun và phân giun rất thấp. Nếu sản xuất hàng hóa để bán thì có lợi nhuận đáng kể, mang lại giá trị kinh tế cao.

– Giun và phân giun, dịch trùn quế có nhiều tác dụng như: Là nguồn thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và nhiều công dụng cho nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy sản; là nguồn phân hữu cơ sạch và quí đối với cây trồng (nhất là hoa, cây cảnh…); Giun còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất và chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mĩ phẩm…với nhu cầu rất lớn cả với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy đầu ra cho việc nuôi giun hàng hóa là vô cùng thuận lợi.
Nhưng quan trọng bà con nên mua trùn quế giống chất lượng và tham khảo các trang trại nuôi trùn quế lớn. 
Nếu cần mua trùn quế và các thương phẩm, để được giá trùn quế tót nhất bà con có thể liên hệ:
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội