Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Nuôi giun quế cần đề phòng bệnh gì cho giun - kimgiatrang.com

Nuôi giun quế cần đề phòng bệnh gì cho giun - kimgiatrang.com. Kỹ thuật nuôi giun quế và phòng trừ địch hại để giun quế có năng suất cao.




Cách nuôi giun quế hay kỹ thuật nuôi giun quế như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người mới tìm hiểu và chuẩn bị nuôi giun quế. Sau một thời gian dài tìm hiểu về giun quế, nuôi giun quế và kinh doanh về giun quế, trang trại nuôi giun quế KIM GIA TRANG  tại Đông Anh - HN đã và đang phát triển thêm nhiều mô hình nuôi tại Vĩnh Phúc để tận dụng tối đa nguồn phân thải hữu cơ từ bò thịt và bò sữa cực kỳ tốt.
Giun quế là con vật rất dễ nuôi, dễ hơn tất cả các loại vật nuôi khác mà bạn đã từng nuôi. Chúng ta chỉ cần để ý chút về đặc tính sinh lý của chúng là được.
nuoi-giun-que-can-de-phong-benh-gi-cho-giun-kimgiatrang-com


Đặc tính sinh lý:
Giun quế rất nhạy cảm, nó phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 – 30oC. Ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm 60%-70% giun quế sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Nếu nhiệt độ quá thấp giun sẽ ngừng hoạt động và có thể chết. Hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng. Nhưng chúng lại có thể sống được trong môi trường nước có thổi Oxy. Khi nuôi bà con nên chọn dạng sinh khối giun quế để giun dễ thích nghi và nhìn thấy hiệu quả nhanh nhất.
nuoi-giun-que-can-de-phong-benh-gi-cho-giun-kimgiatrang-com-1
Các bệnh cần phòng khi nuôi giun quế:
1. Bệnh no hơi: Do trùn ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu “chất đạm” như phân bò sữa, heo… làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.
2. Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm trùn chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước. Thu hoạch phan trun que đúng vụ.
3. Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rửa chén… vì trùn sẽ lập tức chết khi tiếp súc.
4. Địch hại: Kiến, chim, cóc, nhái… là những địch hại nguy hiểm nhất của trùn quế. Đối với kiến hãy diệt tận gốc, dùng vật nhọn moi tận gốc của ổ kiến, xịch thuốc và vệ sinh thật sạch khu vực xung quanh trại.
Biết được các bệnh đó của giun, bà con nuôi sẽ biết cách phòng trừ địch hại và giúp vật nuôi của mình khỏe hơn tốt hơn. 
Mọi chi tiết thắc mắc bà con có thể liên hệ để tham khảo trang trại nuôi giun quế KIM GIA TRANG :
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét